Mét vuông là đơn vị để đo diện tích, thường được sử dụng để đo các mặt phẳng như diện tích nhà, diện tích sân vườn. Điều bạn cần biết khi tính diện tích dất là một cuộn thước thẳng và một chiếc máy tính. Đối với trường hợp thước tính của bạn không tính theo mét thì bạn có thể hoàn toàn quy đổi về đơn vị mét không cần quá lo lắng.

  1. Chuyển đổi đơn vị khi tính diện tích đất

Trên thế giới, các nước Anh, Mỹ và các nước khác thay vì sử dụng hệ thống đo lường là mét thì họ lại sử dụng các đơn vị đo lường như là feet, thước vuông (yards), mẫu Anh (acres), inch, dặm,…Tuy nhiên hệ đo lường mét vẫn được chấp nhận tại các quốc gia này. Để tính diện tích đất thì bạn cần nắm rõ  một số công thức chuyển đổi theo diện tích vuông.

cách tính diện tích đất

Cách chuyển từ Feet vuông sang mét vuông:

1 Feet vuông = 0,0932903 – 0,093 mét vuông

Khi đã tính được diện tích cần đo bằng feet vuông chúng ta hãy nhân kết quả đó với 0,093 để ra kết quả mét vuông.

Chuyển thước vuông (yards) sang mét vuông

1 thước vuông = 0,83613 – 0,84 mét vuông

Nhân kết quả diện tích thước vuông với 0,84 để có kết quả mét vuông.

Chuyển từ mẫu Anh (acres) sang mét vuông

1 mẫu Anh = 4046,9 mét vuông

Nhân kết quả diện tính mẫu Anh với 4046,9 để có kết quả mét anh

Chuyển từ dặm vuông sang mét vuông

Một dặn vuông chúng ta nên đổi thành kilomet vuông vì dặm vuông là đơn vị tính rất rộng, nếu đổi ra mét vuông thì kết quả sẽ rất lớn và phức tạp

 

1 Dặm vuông = 2,59 – 2,6 km2

Để đổi từ kilômét vuông sang mét vuông thì 1 kilômét vuông = 1,000,000 mét vuông

  1. Cách tính diện tích đất

Bước 1: Cách tính diện tích đất điều đầu tiên bạn cần là chuẩn bị một chiếc thước thẳng hoặc thước cuộn có đơn vị được tính theo đơn vị là mét hoặc centimet để tiến hành đo. Nếu bạn không có thước theo các đơn vị mét thì có thể sử dụng thước có đơn vị là feet hay inch để đo đạc. Nhất định đừng quên máy tính để có thể tính được diện tích đất nhé.

Bước 2: Tiến hành đo chiều dài của bề mặt cần tính diện tích. Sau đó sử dụng các dụng cụ đo đã chuẩn bị và tiền hành đo. Sau đó ghi lại kết quả đã thu được.

Nếu kết quả đo dài hơn 1 mét và có lẻ thì bạn sẽ phải ghi cả phần trăm và phần lẻ centimet.

Nếu chiều dài quá lớn không thể đo được trong một lần thì bạn hãy tiến hành đo làm nhiều lần, đánh dấu và ghi lại kết quả.

Bước 3: Tiến hành đo chiều rộng. Dùng các dụng cụ đo đã chuẩn bị và tiến hành đo, ghi lại kết quả đã thu được:

Chiều rộng bạn đo phải hợp với chiều dài một góc 90 độ, giống như hai cạnh kề nhau của hình chữ nhật hay hình vuông trong toán học

Bạn có thể làm tròn đến centimet được không cần đúng đến số thập phân hay milimet

Nếu bề mặt bạn đo không phải là một hình chữ nhật hay hình vuông mà là một hình đa giác thì bạn vẫn có thể tiến hành đo như bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp này bạn hãy phác thảo một sơ đồ lên giấy với các kích thước thực tế  thu được sau đó tiến hành chia nhỏ thánh các hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác với kích thước tối đa cho phép.

Bước 4: Tiến hành tính diện tích theo các công thức toán học.

Trong quá trình đo đạc, chắc chắn bạn sẽ gặp phần lẻ ví dụ như 2 mét 60 centimet. Bạn cần chuyển đổi kết quả này về một đơn vị đo lường chung, tại đây chúng ta sẽ tính theo mét vuông nên sẽ chuyển đổi về là mét.

Công thức chuyển đổi giữa mét và centimet như sau: 1m= 0,01 cm

Công thức tính diện tích:

Theo hình chữ nhật, hình vuông: Diện tích = chiều dài x chiều rộng

VD: chiều dài là 24,2 mét. Chiều rộng là 4,03 mét thì chúng ta sẽ có công thức tính

– 24,2m x 4,03m = 97,526 m2 (mét vuông).

Theo hình tam giác vuông: Diện tích = (chiều dài x chiều rộng) : 2

VD: Chiều dài 14,8 mét. Chiều rộng là 3,9 mét chúng ta sẽ có công thức tính là

= (14,8m x 3,9m) : 2 = 28,86 m2 (mét vuông)

  1. Các trường hợp thực tế về diện tích đất bạn nên biết

Khi diện tích đất đo thực tế nhỏ hơn diện tích đất trên sổ đỏ

Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp khi bạn tính diện tích đất thực tế lại không giống với số đo diện tích đất ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, bạn cần phải đăng ký biến động theo quy định tại điểm C khoản 4 điều 95 Luật Đất đai năm 2013. Theo điều khoản này, để có thể làm thủ tục đăng ký biến động đất đai, bạn cần có những giấy tờ sau đây:

Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

– Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động:

+ Văn bản công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình thay đổi họ, tên;

+ Bản sao sổ hộ khẩu đối với trường hợp thay đổi người đại diện là chủ hộ gia đình; văn bản thỏa thuận của hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp thay đổi người đại diện là thành viên khác trong hộ;

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh quân đội và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận;

+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên Giấy chứng nhận;

+ Văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp cộng đồng dân cư đổi tên;

+ Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng sạt lở tự nhiên đối với trường hợp giảm diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất do sạt lở tự nhiên;

+ Chứng từ về việc nộp nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp có ghi nợ hoặc chậm nộp nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp người sử dụng đất được miễn giảm hoặc không phải nộp do thay đổi quy định của pháp luật;

+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp có hạn chế theo quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp có thay đổi hạn chế theo văn bản chuyển quyền sử dụng đất thì phải có văn bản chấp thuận thay đổi hạn chế của người có quyền lợi liên quan, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

+ Bản sao một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thể hiện nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Gạch lắp ghép không vữa GBS là tham luận tiêu biểu hội thảo tại Đại học Hàng hải Việt Nam

Gạch lắp ghép không vữa GBS là tham luận tiêu biểu hội thảo tại Đại học Hàng hải Việt Nam

19/12/2023|Thi công công trình, Chưa phân loại, Vật liệu xây dựng|0 Comments

Gạch lắp ghép không vữa GBS vinh dự được giới thiệu như một tham luận tiêu biểu tại hội thảo công nghệ xây dựng gần đây ở Đại Học Hàng Hải Việt Nam. Hãy cùng [...]

  • Khám phá bên trong nhà máy sản xuất gạch lắp ghép không vữa GBS

Khám Phá Nhà Máy Sản Xuất Gạch Lắp Ghép Không Vữa, Không Trát, Không Tô GBS Việt Nam: Đột Phá Công Nghệ và Sự Phát Triển

19/12/2023|Thi công công trình, Chưa phân loại, Vật liệu xây dựng|0 Comments

Mời các bạn khám phá chi tiết về nhà máy sản xuất gạch lắp ghép không vữa, không trát, không tô của GBS Việt Nam, nơi đột phá công nghệ và sáng tạo đã thay [...]

  • Tường xây bằng gạch không vữa GBS liệu có dễ đổ, đạp thử và cái kết!!!

Khám Phá Độ Chắc Chắn của Tường Xây Bằng Gạch Không Vữa GBS: Thử Nghiệm và Kết Quả

19/12/2023|Thi công công trình, Chưa phân loại, Vật liệu xây dựng|0 Comments

  Chào mừng quý độc giả đến với bài viết về thử nghiệm độ chắc chắn của tường xây bằng gạch không vữa GBS. Gần đây, tại một công trình xây dựng của công ty [...]