Chọn đất xây nhà

Không chỉ riêng nhà cấp 4 mà bất cứ ngôi nhà nào cũng phải lưu ý vấn đề này. Khi chọn đất chúng ta phải biết được rằng ngôi nhà tương lai của mình có đang nằm trên một khu đất đã bị san lấp hay không? Tại sao phải biết điều này? Vì  khác với những khu đất thông thường thì những khu đất được san lấp từ hồ, ao… thường không tạo được tâm vững chắc. Việc không nắm được đặc điểm khu đất có thể dẫn đến những sự cố đáng tiếc sau này như tình trạng sụt, lún, nghiêng vì công đoạn gia công móng không được chú trọng.

kinh nghiệm xây nhà cấp 4

Hãy tìm hiểu xem ngôi nhà tương lai của bạn có đang nằm trên một khu đất đã bị san lấp hay không để có hướng xử lý móng ngay từ ban đầu

Thứ hai, đất phải có cơ sở pháp lý rõ ràng, nhất là ở những khu nông thôn hay sảy ra chuyện tranh chấp, lấn chiếm đất đai lại càng phải lưu ý. Miếng đất mà bạn có ý định mua phải có cơ sở pháp lý và sổ đỏ rõ ràng tránh tình trạng tranh chấp sau này.

Thứ 3 miếng đất để xây nhà cấp 4 hay nhà cao tầng cũng nên lưu ý đến phong thủy, hướng nhà có hợp với mệnh của gia chủ.

Cuối cùng, một điều quan trọng không kém khi chọn đất xây nhà là phần đất của bạn phải tiện cho việc đi lại, sinh hoạt như đi học, đi làm của bạn và các thành viên trong gia đình.

Dự trù kinh phí và chi phí phát sinh

Nhiều người chủ quan nghĩ rằng chỉ xây nhà cao tầng rộng lớn mới cần lập dự trù kinh phí, còn xây nhà cấp 4 không hết quá nhiều tiền nên việc đó không cần thiết. Theo tôi dù là người chưa có kinh nghiệm hay đã có kinh nghiệm xây nhà cấp 4 cũng nên lập bảng dự trù kinh phí để ta chủ động hơn trong công việc.

chi phí xây nhà cấp 4

Lập bảng dự trù kinh phí để có sự chủ động cho quá trình thi công được diễn ra thuận lợi

Khác với xây nhà cao tầng, xây nhà cấp 4 có xu hướng gần gũi với thiên nhiên nên tùy thuộc vào một vài kiểu nhà chúng ta có thể tận dụng những nguyên liệu sẵn của có ở ngay địa phương nơi ta sinh sống. Đó có thể là gỗ hay một vài nguyên liệu có thể dùng để làm trang trí như tre, nứa… giúp tiết kiệm chi phí cho công trình.

Do đặc điểm của xây nhà cấp 4 không nhất thiết cần những nhà thầu xây dựng lớn nên bản thân các thành viên trong gia đình hoặc thuê nhân công là người làng xã  để làm một vài việc đơn giản như sơn tường, trang trí khuôn viên hay phụ hồ xây cùng thợ để tiết kiệm chi phí xây dựng.

xây nhà cấp 4

Tận dụng nhân công có sẵn để tiết kiệm chi phí

Không gian của nhà cấp 4 thường không quá lớn nên việc trang trí không cần quá cầu kì, chỉ cần tạo điểm nhấn ở một vài khu vực như phòng khách, hay bức tường tránh tình trạng rối mắt. Để tiết kiệm chi phí hơn thì những vật dụng cũng không nên quá đắt tiền gây lãng phí.

 

Chi phí xây dựng công trình còn phụ thuộc vào việc lựa chọn kiến trúc ngôi nhà của bạn, việc bạn lựa chọn kiến trúc cổ điển, tân cổ điển hay hiện đại cũng quyết định chi phí ngôi nhà.

Chọn thiết kế nhà cấp 4 phù hợp

Chỉ cần một thao tác tìm kiếm trên internet chúng ta sẽ thấy có rất nhiều mẫu nhà cấp 4 đẹp với thiết kế khác nhau. Vì thế, việc tham khảo này sẽ cho bạn thêm ý tưởng cho ngôi nhà cấp 4 của mình còn ngoài ra, gia chủ cần căn cứ vào hình dáng của khu đất cũng như sở thích của bản thân và các thành viên trong gia đình để chọn ra một mẫu thiết kế phù hợp.

Một số lưu ý về kĩ thuật khi xây nhà cấp 4

Kinh nghiệm xây nhà cấp 4 hay bất kỳ một cột trình nào, nền móng cần được chú trọng làm vững chắc ngay từ đầu. Về kĩ thuật móng được chia làm hai loại là móng nông (cạn) và móng sâu tùy vào phần đất đặt ngôi nhà và kiến trúc nhà mà ta lựa chọn xây móng cho phù hợp.

Móng nông (cạn) là loại móng mà phần đáy móng cách nền <3m với loại móng này có ưu điểm là kết cấu đơn giản, thi công không phức tạp và chi phí rẻ hơn. Tuy nhiên do móng có chiều sâu thấp nên độ ổn định của móng cũng thấp hơn, chỉ chịu được tải trọng nhỏ phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ.

xây nhà cấp 4

Móng nông (cạn) là loại móng mà phần đáy móng cách nền <3m

Móng sâu là những móng hay được sử dụng cho những phần đất yếu, là những khu đất gần ao, hồ, hay đã được san lấp từ ao, hồ…Những khu đất này có đặc điểm là nhiều bùn, nhiều phù sa nên việc ra công móng phải thật chắc chắn thì mới chịu được tải trọng lớn của căn nhà. Tải trọng của căn nhà sẽ được thông qua hệ cột, dầm, tường…phân đều xuống các cọc dưới móng.

Trường hợp móng sau san lấp hồ ao có lớp bùn yếu dưới 2.5m, ta cần phải nạo vét bùn sau đó rải đá 4×6 làm lớp đệm và tiếp tục đặt móng như bình thường.

kinh nghiệm xây nhà cấp 4

Rải đá 4×6 làm lớp đệm và tiếp tục đặt móng như bình thường

Còn trường hợp lớp bùn trên 2.5m ta cần ra cố móng bằng cừ tràm, tre,.. mật độ 25 cây/m2 bên trên đổ lớp bê tông đá và đặt thép đổ móng như bình thường.

kinh nghiệm xây nhà cấp 4 đẹp

Có thể ra cố móng bằng cừ tràm, tre…

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Gạch lắp ghép không vữa GBS là tham luận tiêu biểu hội thảo tại Đại học Hàng hải Việt Nam

Gạch lắp ghép không vữa GBS là tham luận tiêu biểu hội thảo tại Đại học Hàng hải Việt Nam

19/12/2023|Thi công công trình, Chưa phân loại, Vật liệu xây dựng|0 Comments

Gạch lắp ghép không vữa GBS vinh dự được giới thiệu như một tham luận tiêu biểu tại hội thảo công nghệ xây dựng gần đây ở Đại Học Hàng Hải Việt Nam. Hãy cùng [...]

  • Khám phá bên trong nhà máy sản xuất gạch lắp ghép không vữa GBS

Khám Phá Nhà Máy Sản Xuất Gạch Lắp Ghép Không Vữa, Không Trát, Không Tô GBS Việt Nam: Đột Phá Công Nghệ và Sự Phát Triển

19/12/2023|Thi công công trình, Chưa phân loại, Vật liệu xây dựng|0 Comments

Mời các bạn khám phá chi tiết về nhà máy sản xuất gạch lắp ghép không vữa, không trát, không tô của GBS Việt Nam, nơi đột phá công nghệ và sáng tạo đã thay [...]

  • Tường xây bằng gạch không vữa GBS liệu có dễ đổ, đạp thử và cái kết!!!

Khám Phá Độ Chắc Chắn của Tường Xây Bằng Gạch Không Vữa GBS: Thử Nghiệm và Kết Quả

19/12/2023|Thi công công trình, Chưa phân loại, Vật liệu xây dựng|0 Comments

  Chào mừng quý độc giả đến với bài viết về thử nghiệm độ chắc chắn của tường xây bằng gạch không vữa GBS. Gần đây, tại một công trình xây dựng của công ty [...]